Có thể nói điện là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mọi người. Điện giúp cho chúng ta vận hành được các thiết bị, vật dụng theo mong muốn của bản thân. Như các bạn cũng đã biết khi máy móc hoạt động sẽ phải tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể. Đặc biệt hơn nữa đối với thời tiết nắng nóng chỉ số tiêu dùng điện cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Cùng nhau tìm hiểu về tình trạng tiêu thụ điện nắng giữa thời tiết nắng nóng diễn ra như thế nào nhé.
Lượng tiêu thụ điện không ngừng tăng
Thời tiết nắng nóng cực đoan diện rộng ở miền Bắc và miền Trung từ ngày 16/6 trở lại đây đã làm tiêu thụ điện của miền Bắc nói riêng và toàn quốc nói chung không ngừng tăng. Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, vào trưa ngày 21/6, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 42.000 MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 42.146 MW.
Bên cạnh đó, công suất tiêu thụ điện của riêng khu vực miền Bắc và riêng TP. Hà Nội cũng lập mức đỉnh kỷ lục mới, với công suất đỉnh mới tại miền Bắc là 18.700 MW và của TP. Hà Nội là 4.700 MW.
Để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố cục bộ trên lưới điện cũng như trong gia đình, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 15h00, buổi tối từ 20h00 đến 23h00.
Đồng thời, chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và chú ý không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn.

Tình trạng quá tải do thiếu nguồn cung
Trước đó, cuối tháng 5 và đầu tháng 6, tình trạng nắng nóng gay gắt, kéo dài tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện “đỉnh” của miền Bắc tăng cao đột biến lên tới 21.500MW (tăng cao hơn 2.500MW so với nhu cầu phụ tải các ngày làm việc trước đó) tăng trưởng trên 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài cao điểm chiều, công suất tiêu thụ điện lớn nhất xảy ra vào thời cao điểm tối (khoảng từ 20h-22h) khi không có sự đóng góp của các nguồn điện mặt trời.
Mặc dù cơ quan điều độ hệ thống điện quốc gia đã huy động tối đa tất cả các nguồn điện trên hệ thống điện miền Bắc và khai thác tối đa khả năng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc, nhưng do nhu cầu phụ tải điện tăng cao đột biến kết hợp với thời gian này là cuối mùa khô mực nước các hồ thủy điện xuống thấp nên đã xảy ra tình trạng quá tải cục bộ tại một số khu vực và phải cắt điện trong các ngày 31/5-3/6 trong các giờ cao điểm (từ khoảng 12h30-14h30 và 21h-23h) với công suất cắt giảm khoảng 500MW-2.000MW.
Thực hiện cắt điện ở một số địa phương
Ngày 31/5: Lần 1 từ 13h-14h59 thực hiện cắt điện một số khu vực của miền Bắc ở mức 700MW. Lần 2 từ 20h50 đến 22h48 cắt giảm 500MW miền Bắc. Để chống quá tải lưới điện và điện áp thấp miền Bắc.
Ngày 1/6: Lần 1, vào lúc 11h34 cắt giảm lượng điện miền Bắc 1.509MW; 12h51 cắt giả bổ sung 500MW., tổng công suất cắt giảm là 2.009MW. Lần 2 là từ 20h50 cắt giảm 700MW phụ tải miền Bắc; 21h35 thực hiện cắt giảm bổ sung 300MW, tổng công suất cắt giảm là 1.000MW.
Việc cắt giảm này được EVN nhấn mạnh là “tình huống khẩn cấp; để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống”.

Về vấn đề độ chính xác của công tơ điện và ghi chỉ số điện
Về độ chính xác của điện kế (công-tơ) và cách ghi chỉ số điện; EVN thông tin cụ thể như sau: Các công tơ/điện kế đo lường lượng điện năng tiêu thụ. Khi được lắp đặt đều được kiểm định đạt tiêu chuẩn; theo quy định tại Thông tư số 07/2019/TT BKHCN ngày 26/7/2019. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013; của Bộ Khoa học và Công nghệ; quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Các công tơ đến hạn kiểm định sẽ được các đơn vị của ngành Điện; thực hiện thay thế định kỳ bằng công tơ đã được kiểm định cho khách hàng.
Tham khảo thêm nhiều tin tức về thị trường tại đây