Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán là điều chắc chắn sẽ xảy ra với bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường. Vậy có cách nào để tránh được những rủi ro này không? Để giúp những người chơi chứng khoán không mất tiền oan? Câu hỏi này thực chất không có câu trả lời cụ thể. Nó cũng không có một công thức tuyệt đối nào cho những người đầu tư. Nhưng ít nhất việc học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ những người đi trước cũng sẽ giúp được phần nào trong quá trình quan sát, nhận định thị trường. Vậy một Fn chứng khoán sẽ chia sẽ với bạn cách bạn “đi lệnh” ra sao cho “chuẩn”?
Fn trong giới chứng khoán là ai?
Fn có nghĩa là những cá nhân/tổ chức có nhiều năm kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán. Đại dịch Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nó cũng phần nào làm bộc lộ khá nhiều nhược điểm của trường phái đầu tư theo kinh nghiệm.
Kinh nghiệm sẽ đi kèm với định kiến. Một người sống lâu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm là thứ không thể thay thế trong nhiều trường hợp vì tương lai thường là sự lặp lại của quá khứ. Tuy nhiên, kinh nghiệm cũng có mặt trái của nó. Kinh nghiệm thường đi kèm với định kiến và nhà đầu tư sẽ bị “đóng đinh suy nghĩ” với những kiến thức, trải nghiệm có sẵn.

Bạn sẽ không tin trên đời có thiên nga đen vì đã quá quen nhìn thấy thiên nga màu trắng. Khi Tesla tham gia vào thị trường xe hơi, các hãng sản xuất như Toyota, BMW… Đều không chú ý nhiều đến công ty non trẻ này. Họ đánh giá thấp những ý tưởng mới lạ của Elon Musk. Bây giờ thì Tesla đã trở thành hãng xe có giá trị cao nhất thế giới.
Kinh nghiệm của một Fn trên sàn chứng khoán
Trong trường hợp thị trường diễn biến xấu, nhà đầu tư nên bán 30 – 40% số hàng đợt đầu ngay và luôn vì hàng đã về tài khoản; danh mục đang có chỉ để lại 30% số cổ phiếu. Tiếp theo, nhà đầu tư đợi đáy phục hồi và gom trở lại (bắt đáy)…
Trên diễn đàn chứng khoán, nhà đầu tư này chia sẻ: “Em hướng dẫn mọi người cách “đi lệnh” trong chứng khoán cơ sở cực kỳ quan trọng để giải quyết vấn đề nhức nhồi. Tại sao cùng 1 mức giá cùng 1 target người lãi mua lỗ?”.

Ví dụ anh/chị muốn mua mã A đó 1 tỷ đồng thì ban đâu chỉ nên mua 700 – 800 triệu, tuyệt đối không mua hết cả số tiền mình có (nguyên tắc của em là luôn luôn để dành 20 – 30% đề phòng rủi ro khi thị trường xấu còn đường thoát). Sau khi hàng đã về tài khoản, nếu thị trường tốt thì vẫn chưa mua. Nhưng khi có “đà lên” thì mua 200 – 300 triệu còn lại. Khi giá cổ phiếu đó lên thêm 5 – 7% nữa thì nên bán hàng đã mua lúc trước để chốt lời trước.
Nhà đầu tư nên làm gì khi thị trường không tốt
Trong trường hợp thị trường xấu, nhà đầu tư nên bán 30 – 40% số hàng đợt đầu ngay và luôn vì hàng đã về tài khoản; danh mục đang có chỉ để lại 30% số cổ phiếu mà thôi. Tiếp theo, nhà đầu tư đợi đáy phục hồi và gom trở lại (bắt đáy).
Đây là lý do cùng 1 mã cổ phiếu, cùng 1 giá mua nhưng người lãi người lỗ. Thực tế, ngay cả khi thị trường tăng hay giảm, nhà đầu tư vẫn hoàn toàn có cơ hội kiếm lời. Nên nhớ, luôn để hàng về tài khoản 70 – 80% vì lỡ thị trường có “biến” là bán toàn bộ hàng đã về tài khoản”.
Tán đồng chia sẻ trên, nhà đầu tư Quang Hưng nói bóng: “All in + Full margin là thần chú để ra Hoàng Sa chơi”. Trong khi đó, nhà đầu tư Trịnh Toán cho biết: “Quan điểm của mình là luôn trung bình giá lên. Vì vậy, khi chốt mã mình chỉ mua 1/2 số lượng theo dự định”.