Luật hoa quả, quả táo nhãn lồng có nghĩa là gì mà gần đây giới trẻ hay sử dụng vậy? Hãy cùng collinsb.com tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé! Gần đây, khi lướt những trang mạng xã hội, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải một thuật ngữ rất mới lạ của Gen Z, đó là “luật hoa quả”. Thực tế thì đối với các bạn trẻ gen Z thì thuật ngữ “luật hoa quả” đã không còn quá xa lạ với họ. Trước giờ chúng ta thường chỉ nghe đến luật hình sự, luật dân sự, luật giao thông… vậy còn luật hoa quả là gì?
Luật hoa quả

Năm 2021, từ điển Gen Z tiếp tục được mở rộng với sự xuất hiện của một số cụm từ đặc biệt. Mang hàm ý “gieo nhân nào, gặp quả đó”. “Luật hoa quả” thực chất xuất phát từ “luật nhân quả”. Dùng để chỉ mỗi hành động đều dẫn đến kết quả tương xứng, ở hiền ắt sẽ gặp lành, còn ác giả ác báo. Cách nói lái này xuất phát từ bình luận vô tình hoặc cố tình sai của một người dùng mạng xã hội: “Luật hoa quả không chừa một ai”. Sau đó, một số cụm từ mang hàm ý tương tự cũng lần lượt được các bạn trẻ cải biên; nổi bật là “quả táo nhãn lồng”.
Cụm từ này có nguồn gốc từ câu thành ngữ “quả báo nhãn tiền”. Mang ý nghĩa rằng quả báo của việc con người gây ra sẽ sớm xảy ra ngay trước mắt. Quả báo mang cả ý tích cực lẫn tiêu cực. Song mọi người vẫn xem nó như một điều xấu nhiều hơn. Sự xuất hiện của “luật hoa quả” hay “quả báo nhãn lồng” phần nào. Giúp làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng trong các cuộc tranh luận thường ngày của Gen Z.
Chúng chủ yếu mang tính châm biếm hài hước về một sự vật, sự việc sai trái. Mà mọi người có thể suy đoán được hậu quả ngay tức thì. Nguồn gốc của thuật ngữ này; xuất phát từ một clip rất viral của TikToker Bông Tím (tên thật là Nguyễn Hoàng Chính Nghĩa). Chủ nhân của hàng loạt clip hài hước cùng những câu nói viral trên MXH trong thời gian gần đây.
Quả táo nhãn lồng là gì?

Xuất phát từ clip luật hoa quả, các cư dân mạng Việt Nam đã “bắt trend” rất nhanh. Và tạo ra những thuật ngữ khác, nổi bật nhất là “quả táo nhãn lồng”. Nếu trước đây gen Y rất yêu thích những từ lóng như “nước ép quả báo”, “kem phục hồi nhân phẩm”… thì này, thế hệ gen Z còn sáng tạo hơn khi. Thay vì sử dụng quả báo thì chúng ta dùng quả táo cho “nhẹ nhàng, tình cảm” mà vẫn có độ “sát thương” cao.
Quả táo nhãn lồng là cách nói nhẹ nhàng, hài hước của quả báo nhãn tiền. Một câu răn đe mà các cụ nhà ta ngày xưa vẫn thường hay sử dụng. Bây giờ, với sự sáng tạo của mình; giới trẻ không chỉ sử dụng những cụm từ này khi muốn làm “yang hồ”, răn đe người khác. Mà còn dùng khi đi khẩu nghiệp đứa bạn thân hay trong những buổi nói chuyện vui vẻ của nhóm bạn.
Nhìn chung, dù có nguồn gốc thế nào đi chăng nữa thì luật hoa quả, quả táo nhãn lồng… cũng là đều là những cách chơi chữ mang ý nghĩa hài hước. Mà các bạn trẻ muốn sử dụng để tăng thêm niềm vui cho cuộc sống. Đặc biệt là trong thời gian nhiều địa phương đang phải giãn cách vì dịch bệnh.