Trong khi nhiều người tại xứ sở cờ hoa chọn bỏ phố về quê giữa dịch bệnh Covid-19, một số lại tận dụng cơ hội tậu nhà ở đô thị đắt đỏ này mà bình thường không thể mua được vì giá quá cao. Hơn 4 năm qua, Kelly Shoul (30 tuổi) và Alex White (32 tuổi) cho biết mình đã cố gắng rời khỏi ngôi nhà ở vùng ngoại ô York, tại tiểu bang Pennsylvania, nhưng đổi lại lựa chọn duy nhất của họ đó là bán lỗ. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cặp vợ chồng này không chỉ bán được nhà mà còn kiếm lời khoảng 30.000 USD, theo The New York Times. Nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về xu hướng này nhé!
Sự đảo ngược của cuộc di cư ồ ạt

Sự đảo ngược của cuộc di cư ồ ạt ở TP New York (Mỹ) có thể liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và các công ty tài chính đang kêu gọi người lao động quay trở lại văn phòng. Hơn một năm sau khi người dân New York chạy trốn khỏi thành phố bị đại dịch Covid-19 tàn phá, xu hướng này đang bắt đầu đảo ngược, theo The New York Post.
Quận Manhattan mất 4,3% số hộ gia đình trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, khu vực này đã lấy lại 31% công suất thuê trong suốt tháng 5 và 6. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục, theo Business Insider. Dẫn nghiên cứu từ các nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Jefferies. Sự đảo ngược của cuộc di cư ồ ạt ở New York có thể liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng cao hơn. Và các công ty tài chính đang kêu gọi nhân viên quay trở lại văn phòng.
Mua căn hộ ở vùng quê

Dữ liệu gửi thư từ Dịch vụ Bưu chính Mỹ cho thấy mọi người cũng đang quay trở lại Boston và các thành phố lớn khác ở Bờ Đông. Các địa phương thuộc vành đai Mặt Trời như Raleigh, Jacksonville, Charlotte và Austin. Đã chứng kiến tỷ lệ cư trú tăng lên trong đại dịch. Triển vọng kém khả quan hơn ở Bắc California và Thung lũng Silicon, theo báo cáo.
Sự thay đổi công suất thuê ở San Francisco không đổi trong tháng 5 và 6. Tổng dân số của thành phố này được báo cáo là vẫn thấp hơn 3,4% so với thời điểm bắt đầu đại dịch. Do các công ty công nghệ trì hoãn việc mở lại văn phòng.
Các khu vực nông thôn có tốc độ tăng dân số vào đầu năm 2020, chỉ giảm nhẹ ở năm sau. Xu hướng này có thể xuất phát từ việc mọi người rời khỏi ngôi nhà chính ở các thành phố để tìm mua căn hộ ở vùng quê. Dân số vùng ngoại ô trên khắp nước Mỹ về cơ bản không thay đổi trong suốt đại dịch. Texas và Đông Nam là những nơi thu về lợi nhuận lớn nhất trong việc di cư liên quan đến đại dịch.
Thời cơ tốt
John Pham (39 tuổi) là chiến lược gia bảo hiểm, điều hành blog tài chính cá nhân nổi tiếng. Khi đại dịch xảy ra, anh sở hữu ngôi nhà 3 phòng ngủ ở Lawrence, bang Massachusetts . “Tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để bán nhà ở vùng ngoại ô với giá cao. Và mua căn hộ rẻ tại thành phố Boston”, anh nói.
Năm 2018, Pham gặp và kết hôn với Maryna Stasenko (35 tuổi); blogger thời trang gốc Ukraine. Dù vợ háo hức muốn chuyển đến thành phố sinh sống. Pham chần chừ vì như vậy anh phải đi làm xa hơn. Công việc bận rộn, Pham cũng cảm thấy mệt mỏi với quá trình sửa sang nhà cửa.
Cặp vợ chồng rao bán nhà vào tháng 10/2020 với giá 280.000 USD. Trong vòng một tuần, họ nhận được 16 lời đề nghị mua. Trong đó có người trả đứt 320.000 USD bằng tiền mặt. Hai người đồng ý bán vào tháng 2, rồi chuyển đến căn hộ rộng hơn 120 m2 ở Boston với tầm nhìn ra bến cảng. Thành phố vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng vợ chồng Pham hy vọng vào mùa hè. Các nhà hàng, bảo tàng và điểm tham quan sẽ hoạt động trở lại.