Những vùng ven biển luôn đem đến những tiềm năng lớn về du lịch cũng như là đầu tư bất động sản, đặc biệt là những cơ hội sẽ đem đến giá trị trong tương lai. Nắm bắt được những điểm sáng của thị trường ven biển, nhiều nhà đầu tư đã và đang có nhiều kế hoạch nổi bật cho phân khúc này, nhất là giai đoạn đầu khi phân khúc về du lịch vẫn còn thấp. Theo nhiều chuyên gia, việc đầu tư như thế nào, theo cách trung hạn, dài hạn hay lướt sóng cũng phải tùy thuộc vào từng giai đoạn của thị trường, như vậy mới đem lại hiệu quả cao cùng những tiềm năng lớn.
Dư địa để nhà đầu tư đổ tiền vào bất động sản ven biển
Anh Nguyễn Minh Tuấn, người chuyên mua đất xây riêng lẻ rồi bán cho những người có nhu cầu mua để ở tại Hà Nội chia sẻ, anh kinh doanh mô hình bất động sản này được vài năm nay. Hiện anh đã có trong tay khoảng gần chục tỷ đồng. Anh đang muốn tìm hiểu bất động sản ven biển để đầu tư khi dịch bệnh được kiểm soát.
“Nếu bảo đi chọn mua đất thổ cư ở Hà Nội thì tôi thừa kinh nghiệm, nhưng chuyển sang bất động sản ven biển thì tôi chưa am hiểu lắm. Tôi chỉ nghĩ đơn giản du lịch hay nghỉ dưỡng là nhu cầu của mọi người nên bất động sản ven biển sẽ vẫn có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, vấn đề tôi băn khoăn là có nên đầu tư lướt sóng ở thời điểm này hay đổ tiền vào đầu tư dài hạn? Nếu đầu tư bất động sản ven biển thì khu vực nào sẽ có tiềm năng nhất?”, anh Tuấn đặt câu hỏi.

Đầu tư như thế nào để đem lại quả cao?
Vấn đề đầu tư trung và dài hạn
Nói về phân khúc này, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao CBRE đánh giá, bất động sản ven biển luôn luôn tiềm năng. Tuy nhiên, bà Dung cho rằng, giai đoạn lướt sóng bất động sản ven biển đã đi qua. Nhiều thị trường đã trải qua những cơn biến động giá mạnh mẽ sau giai đoạn tăng trưởng nóng. “Theo tôi đầu tư trung và dài hạn sẽ đem đến hiệu quả cao cho nhà đầu tư đối với bất động sản ven biển”, bà Dung nhận định.
Đầu tư lướt sóng hay dài hạn?
Còn ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, du lịch đang được xem là mũi nhọn phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đang thúc đẩy phát triển du lịch, hạ tầng. Các nơi đang tạo điều kiện để du lịch có thể sớm cất cánh. Tuy nhiên, việc đầu tư hiện nay cho ngành du lịch đang ở giai đoạn bước đầu. Vì vậy, cần phải đầu tư rất nhiều vào hạ tầng để phát triển kinh tế du lịch.
Theo ông Đính, vì đang ở giai đoạn đầu nên mức giá của bất động sản du lịch còn thấp. Đây là dư địa để nhà đầu tư có thể đổ tiền vào thị trường này. “Việc đầu tư lướt sóng hay đầu tư dài hạn còn phụ thuộc vào từng thị trường, từng dự án. Nếu đầu tư lướt sóng thì nên đầu tư ở giai đoạn khởi đầu dự án, mới triển khai các hệ thống hạ tầng và đang triển khai các công trình lúc đó mới có cơ hội lướt sóng.

Nhưng khi dự án đã hoàn thiện đưa vào khai thác kinh doanh, giá tăng đến kịch trần thì không lướt sóng được nữa. Lúc này cơ hội cho thuê, khai thác kinh doanh đối với những dự án có vị trí thuận lợi ở các khu vực phát triển, kết nối giao thông thuận tiện thì khả năng sinh lời tiếp tục khiến giá bất động sản tăng cao”, ông Đính phân tích.
Bình Thuận có lợi thế lớn để đầu tư bất động sản ven biển
Nói về khu vực tiềm năng, ông Đính đánh giá là Bình Thuận. Nơi đây có những lợi thế, cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản. Những năm 2017-2018, giá bất động sản tại đây rất thấp. Mức giá chỉ khoảng dưới 10 triệu đến 20 triệu đồng/m2, tùy vào từng vị trí. Mức tăng giá của bất động sản tại khu vực này rất ấn tượng. Bình quân cả nước tăng khoảng 5-7% nhưng Bình Thuận ghi nhận mức tăng trên 10%. Con số này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt hơn, chúng cực hấp dẫn các nhà phát triển bất động sản.
Các dự án đầu tư tại đây tăng trưởng 100% so với các dự án đã đầu tư năm 2017. Số lượng chủ đầu tư lớn hay “cá mập”, “chim đầu đàn” đến với Bình Thuận đông dần. Chất lượng dự án ở đây tăng dần, lợi nhuận nhà đầu tư nhỏ lẻ có kết quả khả quan.

Đồng tình với ý kiến trên, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cũng nhận định, thị trường bất động sản ven biển trong ngắn hạn sẽ phục hồi mạnh mẽ. Đặc biệt, chúng phục hồi nhanh dưới tác động của du lịch phục hồi và đô thị hóa sau. Theo ông, đối với khu vực Duyên hải miền Trung không chỉ là phục hồi ngắn hạn mà còn là xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Riêng đối với Bình Thuận, đây như một tọa độ du lịch, trung tâm đô thị. Nơi đây mang tính tổ hợp kéo du khách quốc tế.
Những nơi dẫn dắt thị trường bất động sản ven biển phía Nam
Bà Dương Thuỳ Dung – Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định, với tình hình thị trường hiện tại, ít nhất trong 5 năm tới, thị các khu vực lân cận Sài Gòn như La Gi, Mũi Né (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản phía Nam… Các nơi này sở hữu lợi thế: kinh doanh, lợi nhuận thực, trở thành không gian tránh dịch. Các thị trường này sở hữu nhiều tiềm năng tăng giá với hạ tầng đang được hoàn thiện đồng bộ.
Cụ thể, sân bay quốc tế Long Thành với công suất 100 triệu hành khách mỗi năm đã khởi công. Đây là lực đẩy cho trục nghỉ dưỡng ven biển Hồ Tràm, La Gi, Kê Gà, Mũi Né, Phan Thiết. Ngoài ra, đầu năm 2021 sân bay Phan Thiết cũng khởi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023.