Viêm loét dạ dày là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt người cao tuổi chiếm 60% tổng số trường hợp mắc bệnh. Căn bệnh này được hiểu là những tổn thương gây ra tình trạng viêm nhiễm và loét ở thành dạ dày. Điều này xảy ra khi lớp bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn, làm lộ ra các mô bên dưới. Bệnh này có thể gây xuất huyết tiêu hóa nếu vết loét lớn và chảy máu nhiều. Nếu không phát hiện ra biến chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu quá nhiều. Hãy cùng collinsb.com tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến này nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt là người sở hữu những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh này để có cách phòng ngừa và điều trị hợp lý. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày phổ biến, thường gặp nhất:
- Nhiễm vi khuẩn HP.
- Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên.
- Nhịn ăn, để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
- Ăn tối quá khuya.
Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Hiện tượng đau bụng
Dựa vào vị trí đau bụng và tính chất cơn đau mà có thể gợi ý vị trí viêm loét dạ dày tương ứng.
- Đối với viêm loét tâm vị hay mặt sau của dạ dày sẽ đau khu trú ở phần trên thượng vị lệch sang trái. Cơn đau có thể lan lên ngực có thể nhầm lẫn với bệnh co thắt động mạch vành.
- Nếu đau bụng ngay sau ăn hoặc đau sau khi ăn từ 15 phút đến 1 giờ do tổn thương viêm loét ở tâm vị hoặc bờ cong nhỏ.
- Ngược lại viêm loét dạ dày vùng hang vị sẽ gây đau sau ăn 2 – 3 giờ.
- Viêm loét môn vị thường gây đau bụng quặn không liên quan đến bữa ăn.
Khi thăm khám bụng trong cơn đau có thể thấy co cứng cơ bụng vùng thượng vị. Ấn tay vào vùng này cảm giác đau tăng lên. Khi hết cơn đau các biểu hiện giảm dần.
Tình trạng ợ hơi, ợ chua
Các biểu hiện ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng là triệu chứng hay gặp; nhất là ở những người trẻ tuổi. Đôi khi tình trạng ợ dịch acid dạ dày lên vùng họng có thể gây đau rát kích ứng cổ họng hay gây cơn ho dai dẳng khó chịu tăng về đêm khi nằm ngủ.
Hiện tượng buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn ra thức ăn có thể gặp ở một số người. Nếu nôn ra thức ăn cũ ứ đọng cần kiểm tra xem có hẹp môn vị không.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa
Người bệnh có thể thấy bụng trướng hơi, táo bón hoặc thi thoảng đau dọc khung đại tràng. Tuy nhiên các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật ruột này ít gặp đối với loét dạ dày hơn so với loét tá tràng.
Hiện tượng chảy máu dạ dày

Nếu ổ loét tiến triển ăn sâu vào thành dạ dày hoặc mạch máu có thể gây nên xuất huyết dạ dày. Xuất huyết dạ dày cũng có thể gặp ở những người viêm dạ dày cấp do uống rượu, hoặc do nôn nhiều,… Đa phần tình trạng chảy máu dạ dày khó nhận biết do lượng máu chảy ít. Chỉ xác định được qua nội soi dạ dày hoặc xét nghiệm phân thấy hồng cầu. Trường hợp chảy máu dạ dày cấp tính lượng nhiều, người bệnh có thể nôn ra máu. Hoặc đi ngoài phân đen và có mùi thối khẳm. Nếu ở người trung niên, người già có phát hiện chảy máu dạ dày cần cảnh giác với biến chứng ung thư hóa.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày thì dễ nhận biết và thường gặp ở rất nhiều người. Khi có các triệu chứng viêm loét dạ dày trên, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiến triển tốt. Nếu để bệnh nặng, tiến triển thành mạn tính sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài. Và điều trị triệt để bệnh viêm loét dạ dày cũng giúp cho tránh được biến chứng xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, đều là những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong. Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị đạt hiệu quả.
- Dừng hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau và kháng viêm. Việc này là để ổn định lại các enzym trong hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc điều trị diệt vi khuẩn HP.
- Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học. Đồng thời phải hạn chế rượu bia và đồ ăn chua cay. Điều này sẽ giúp cho dạ dày hoạt động khỏe mạnh sẽ bảo vệ cho dạ dày tốt hơn.
- Ngoài ra việc thường xuyên tập thể dục, làm việc khoa học; tránh lo lắng, stress làm điều hòa hoạt động niêm mạc giúp cho việc điều trị tốt hơn.