Trong những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người mắc bệnh đau dạ dày và đây là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét. Những người mắc phải căn bệnh này thường có cảm giác đau âm ỉ và khó chịu vô cùng, đặc biệt là khi bệnh nhân ăn quá no hoặc quá đói. Nó không chỉ gây hại cho sức khoẻ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy triệu chứng của căn bệnh này là gì và làm sao để điều trị bệnh hiệu quả đây? Bài viết dưới đây của collinsb.com sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này, đừng bỏ lỡ nhé!
Các triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày
Bị đau vùng thượng v

Đau thượng vị là một trong những triệu chứng đau dạ dày. Đây là dấu hiệu thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày – tá tràng. Bệnh nhân thường cảm giác đau ngay ở thượng vị. Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh. Có người cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan. Thời gian đau tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của người bệnh. Trong giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần và tái đi tái lại. Bệnh nhân thường dự báo được đợt đau tiếp theo (khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa,…). Lâu hơn bệnh nhân trở nên đau liên miên.
Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tá tràng có cơn đau thượng vị. Cơn đau thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau liên miên suốt cả ngày. Ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: cơn đau thường xảy ra lúc đói. Ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị loét dạ dày. Lúc đói, bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên.
Tình trạng kém ăn
Kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh. Kém ăn không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan nào. Dấu hiệu kém ăn có thể biểu hiện bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn. Người ta chia ra 2 loại kém ăn:
- Kém ăn giảm lực: người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.
- Kém ăn tăng lực: người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.
Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày. Ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.
Hiện tượng ợ khi bị đau dạ dày
Ợ không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nên thường bị bỏ qua. Người bệnh có các biểu hiện của ợ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
- Nguyên nhân có thể do: rối loạn vận động dạ dày hay do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi. Bệnh nhân có thay chua. Nhưng cũng có khi không lên tận trên mà chỉ lên nửa chừng. Người bệnh chỉ cảm thấy đau sau mũi ức hay đau sau xương ức.
- Nguyên nhân của hiện tượng ợ bao gồm: bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị; các bệnh lý ngoài dạ dày như: các bệnh lý về gan gây chức năng gan kém hay các tổn thương gây tắc ruột.
Tình trạng nôn và buồn nôn
Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường miệng. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau. Nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà bệnh nhân nào cũng mắc phải. Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả:
- Rách thực quản.
- Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss).
- Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca. Ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tình trạng kiềm hoá máu.
- Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch.
- Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề.
Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Hiện tượng chảy máu tiêu hoá

Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu. Khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn. Do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế. Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:
- Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen.
- Đi ngoài ra máu đỏ tươi hay máu đen.
- Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.
Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, đó có thể là một triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Nó có thể là viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thực quản do bị bệnh gan. Một số bệnh lý ngoài ống tiêu hoá có thể gây nên chảy máu tiêu hoá: bệnh lý về máu, xơ gan hay viêm gan. Do dùng một số thuốc như: thuốc chống đông, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chữa huyết áp cao.
Khi có các triệu chứng trên, nên tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến nặng.
Cách điều trị căn bệnh đau dạ dày
Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Đau dạ dày chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, để việc điều trị có kết quả tốt, bạn cần có một thói quen sống khoa học, hợp lý:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
- Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
- Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.
Điều trị bằng thuốc
Để điều trị dứt điểm đau dạ dày, ngoài các phương pháp nói trên thì bệnh nhân cần sử dụng các thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày. Một số lưu ý cho bệnh nhân khi điều trị đau dạ dày bằng thuốc: sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ; không được tự ý dùng thuốc ngoài đơn thuốc của bác sĩ.